Dược sĩ nhà thuốc luôn là công việc mong muốn đối với rất nhiều sinh viên ngành dược. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ dược sĩ bán thuốc làm công việc gì, kỹ năng cần có đối với ngành nghề này.
Cùng DK Pharma tìm hiểu và giải đáp mọi thắc mắc trong bài viết dưới đây.
I. Vai trò của Dược sĩ nhà thuốc
Ý nghĩa của Dược sĩ nhà thuốc:
– Dược sĩ nhà thuốc là đội ngũ y tế dễ tiếp cận với người dân, có vai trò quan trọng trong việc tư vấn dùng thuốc đúng, an toàn. Dược sĩ nhà thuốc có vai trò tư vấn, đưa ra lời khuyên nhằm đảm bảo an toàn cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe hay thực phẩm chức năng, giúp người bệnh có lối sống lành mạnh và giảm tối đa chi phí điều trị bệnh. Theo đó, dược sĩ nhà thuốc không chỉ cung ứng thuốc cho cộng đồng mà còn có các vai trò trong:
+ Đảm bảo chất lượng chăm sóc và an toàn người bệnh,
+ Cải thiện sức khoẻ cộng đồng,
+ Đảm bảo người dân tiếp cận thuốc và các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ,
+ Góp phần cho tính bền vững của các hệ thống chăm sóc sức khoẻ.
– Trong bối cảnh Covid-19, nhu cầu sử dụng thuốc rất lớn. Bên cạnh vai trò của bác sĩ, dược sĩ cũng góp phần giúp giảm tải gánh nặng cho hệ thống y tế, chung tay chặn đứng Covid-19.
– Khi sự quá tải trong các bệnh viện, các cơ sở y tế địa phương thì nhà thuốc lại là nguồn cung cấp thuốc, cung ứng thiết bị y tế cấp thiết nhất cho nhân dân. Trong khi tình hình dịch bệnh căng thẳng, Dược sĩ nhà thuốc có vai trò tư vấn và cung ứng thuốc phòng ngừa và điều trị bệnh, truyền thông biện pháp phòng chống dịch và phát hiện kịp thời ca nghi nhiễm và Tham gia tư vấn, hỗ trợ điều trị người bệnh COVID-19 tại nhà, trấn an tinh thần người dân. Từ đó góp phần tăng cường nguồn nhân lực hỗ trợ ngành y tế, góp sức cùng đất nước đẩy lùi dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe người dân.
– Khi tình hình dịch bệnh qua đi, nhu cầu sử dụng thuốc tăng cao, Dược dĩ nhà thuốc tiếp tục có vai trò tư vấn, chăm sóc sức khoẻ bệnh nhân, góp phần khắc phục hậu đại dịch. Qua đây cho thấy, dược sĩ nhà thuốc đóng vai trò rất quan trọng trong công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
Vai trò của vị trí Dược sĩ nhà thuốc:
– Đối với mỗi nhà thuốc bán lẻ, dược sĩ nhà thuốc giữ một vị trí vô cùng quan trọng qua những vai trò như tư vấn cho khách hàng về cách sử dụng thuốc, liều lượng, thời điểm dùng trong một ngày, các phản ứng có thể xảy xa và cách xử lý trong trường hợp khẩn cấp, những thức ăn nên và không nên ăn khi sử dụng thuốc,… Dược sĩ nhà thuốc còn được xem như một tư vấn viên ngành y tế, một nhân viên chăm sóc khách hàng : tư vấn và giới thiệu đến người mua những loại thuốc tốt, phù hợp với tình trạng sức khỏe của khách hàng nhất.
– Công việc của một người dược sĩ tại nhà thuốc là giúp làm tăng hiệu quả điều trị của thuốc và đảm bảo an toàn cho người sử dụng thuốc hay các sản phẩm chức năng, sản phẩm bảo vệ sức khỏe, giúp người bệnh có một lối sống lành mạnh, phù hợp.
– Dược sĩ nhà thuốc là những người hướng dẫn bệnh nhân cách sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ, liều lượng cũng như những phản ứng của cơ thể đối với thuốc. Người dược sĩ sẽ dựa vào chẩn đoán của bác sĩ mà kê đơn cho bạn với loại thuốc và liều lượng thích hợp cũng như giải đáp những thắc mắc của bệnh nhân, người mua. Những tư vấn của dược sĩ tại nhà thuốc sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị và đảm bảo an toàn cho người dùng. Hoặc các sản phẩm bảo vệ sức khỏe sẽ phát huy tối đa công dụng, giúp người bệnh sống khỏe mạnh hơn.
– Dược sĩ tại nhà thuốc có vai trò đảm bảo đầy đủ các loại giấy tờ liên quan đến việc nhập thuốc, kinh doanh thuốc, các quy trình trong nhà thuốc, thông tin về nhân sự, đào tạo,.. để khi có sự thay đổi, bổ sung sẽ được cập nhật kịp thời. Khi có cơ quan quản lý kiểm tra sẽ có sẵn sàng để kiểm tra.
III. Mô tả những công việc chính
Những công việc của Dược sĩ nhà thuốc:
1. Tư vấn cho khách hàng
– Tư vấn cho khách hàng công dụng của thuốc, cách sử dụng, liều dùng thuốc và nên sử dụng vào thời điểm nào trong ngày.
– Tư vấn rõ về các phản ứng có thể gặp phải hay tác dụng phụ không mong muốn của thuốc, đưa ra các trường hợp gặp phải các tác dụng phụ và cách xử lý.
– Tư vấn cách sử dụng thuốc, chế độ ăn uống phù hopự trong thời gian sử dụng thuốc.
– Tư vấn các trường hợp xấu có thể xảy ra khi xử dụng thuốc và trường hợp nào cần tới bệnh viện.
– Trực tiếp giữ và cấp phát các thuốc, hoá chất và vật tư tiêu hao theo quy chế công tác khoa Dược (Tại bệnh viện)
– Nhận đơn thuốc từ bác sĩ và soạn thuốc theo yêu cầu của khách hàng, hướng dẫn khách sử dụng thuốc hợp lý, đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
– Vệ sinh các dụng cụ, quầy tủ, kệ đựng thuốc gọn gàng, sạch sẽ
– Kiểm thuốc được giao bởi Nhà Cung Cấp & nhập biên bản nhận hàng. Kiểm tra xuất nhập theo quy định. Kiểm soát hàng nhập xuất: Đúng số lượng, chất lượng ghi trên phiếu, không sửa chữa, tẩy xoá. Hàng nhập trước xuất trước, chú ý hạn dung. Đảm bảo an toàn tuyệt đối
– Bảo quản, kiểm kê hạn sử dụng, tình trạng hàng hóa để có phương án xử lý hàng hết hạn, hư hỏng, không đảm bảo chất lượng
– Thực hiện các công việc khác từ cấp trên
IV. Năng lực cần có
– Thuốc là một mặt hàng được kiểm soát vì liên quan đến sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân. Nhà thuốc hoạt động với mục tiêu vì sức khỏe người bệnh và an toàn trong sử dụng thuốc, tạo niềm tin, nâng cao uy tín nhà thuốc. Vậy nên Dược sĩ nhà thuốc đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, dược sĩ nhà thuốc cần phải nắm vững những kiến thức và kỹ năng chuyên môn cần thiết.
1. Kiến thức chuyên môn:
– Hiểu rõ về các quy định về sử dụng thuốc chữa bệnh, thuốc điều trị và cách phòng một số bệnh thường gặp;
– Mô tả đặc điểm hình thái, bộ phận dùng, cách thu hái, hoạt chất chính, công dụng, cách dùng và bảo quản các cây, con làm thuốc;
– Nắm vững khái niệm, tiêu chuẩn chất lượng, kỹ thuật bào chế các dạng thuốc thông thường;
– Nắm vững những nội dung cơ bản của các quy chế, chế độ, chính sách về quản lý, sản xuất, bảo quản, cung ứng nhằm giúp cho việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý;
– Nắm vững những kiến thức cần thiết khi sử dụng các thuốc, đặc biệt thuốc kháng sinh, vitamin, kháng viêm, thuốc dùng điều trị bệnh đường hô hấp, tiêu hóa;
– Nắm vững nguyên tắc chung và một số phương pháp kiểm nghiệm thuốc ghi trong Dược điển Việt Nam;
– Nắm vững những phương pháp bảo quản các dạng thuốc và các loại dụng cụ y tế thông dụng;
– Có kiến thức về các hệ thống quản lý chất lượng như: GMP, GLP, GSP, GDP, GPP,… để quản trị sản xuất một cách hiệu quả.
2. Kỹ năng
– Xử lí được một số bệnh cấp cứu thông thường;
– Hướng dẫn sử dụng thuốc thiết yếu tại cộng đồng, đảm bảo hợp lý, an toàn, hiệu quả;
– Tính cẩn thận, tỉ mỉ.
– Kỹ năng giao tiếp tốt
– Kỹ năng thuyết trình, thuyết phục
– Khả năng xử lý vấn đề nhanh chóng
– Tư duy sáng tạo và khả năng phân tích
– Thành thạo kỹ năng máy tính văn phòng (Word, Excel, Powerpoint, Internet, …)
3. Thái độ
– Tích cực học hỏi, tâm huyết, yêu nghề
– Tinh thần học tập và nâng cao kiến thức
– Nhanh nhẹn, tư duy mạch lạc, sáng tạo.
– Có đạo đức nghề nghiệp
– Có thái độ làm việc tích cực, chủ động trong công việc
– Kiên nhẫn, trung thực, có tinh thần trách nhiệm
V. Sự thăng tiến và phát triển của vị trí
– Về chuyên môn:
1. Từ 1 năm đầu: Ghi nhớ các thuốc, nhóm thuốc, sắp xếp một cách khoa học, nắm được giá cả của các loại Dược phẩm trong nhà thuốc và học hỏi cách giao tiếp với bệnh nhân, khách hàng
2. Từ 1-2 năm: Đã có kinh nghiệm làm việc, bán thuốc theo đơn của bác sỹ do khách hàng mang tới, tư vấn sử dụng thuốc, vệ sinh cửa hàng và báo cáo lại doanh số.
3. Từ 2-3 năm: Là lúc đã tích lũy đủ kỹ năng để làm việc, thời điểm này có thể tiến đến cơ hội được thăng chức lên làm cửa hàng trưởng
4. Sau 3-6 năm: Nắm vững chuyên sâu kiến thức chuyên môn; Học tập thêm các khoá về kĩ năng quản lý, bao quát công việc, đồng thời có năng lực nhất định bao gồm quản lý các chuỗi nhà thuốc, xây dựng chiến lược, hỗ trợ ban giám đốc,… thời điểm này có thể tiến đến vị trí Quản lý khu vực/ giám đốc khu vực/ giám đốc chuỗi (trong các chuỗi nhà thuốc)
5. Có rất nhiều năm kinh nghiệm: Khi có đủ vốn, năng lực, kinh nghiệm hành nghề và đáp ứng đủ các điều kiện của pháp luật, Dược sĩ lúc này có thể mở nhà thuốc tư nhân.
– Về vị trí: Thực tập sinh – Nhân viên – Cửa hàng trưởng – Quản lý khu vực, giám đốc khu vực, giám đốc chuỗi (trong các chuỗi nhà thuốc)
– Về thu nhập:
Thu nhập của ngành Dược sĩ sẽ tuỳ thuộc vào các vị trí khác nhau trong lộ trình thăng tiến và doanh thu của cửa hàng.
1. Thực tập sinh:
– Kinh nghiệm dưới 1 năm: Thu nhập 4-5 triệu/tháng
2. Nhân viên:
– Có kinh nghiệm từ 1-2 năm: Thu nhập 8-10 triệu/tháng
3. Cửa hàng trưởng:
– Có kinh nghiệm từ 2-3 năm : Thu nhập 12-15 triệu/tháng
4. Quản lý khu vực:
– Có kinh nghiệm từ 3-6 năm: Thu nhập 15-25 triệu/ tháng
5. Mở nhà thuốc tư nhân:
– Thu nhập khi kinh doanh nhà thuốc tư nhân là không giới hạn.
MỤC LỤC
1. Vai trò, ý nghĩa của vị trí dược sĩ nhà thuốc là gì?
2. Mô tả những công việc chính của vị trí dược sĩ nhà thuốc
3. Năng lực cần có để trở thành nhân viên dược sĩ nhà thuốc ?
4. Sự thăng tiến phát triển của vị trí này như thế nào?