Hoạt động ngoại khóa trong CV là mục mà nhiều ứng viên thường không chú ý quá nhiều. Tuy nhiên, đây lại là mục quan trọng để bạn tạo ấn tượng mạnh mẽ với nhà tuyển dụng đặc biệt khi bạn là sinh viên mới ra trường. Vậy cách viết hoạt động ngoại khóa trong cv như thế nào?
Hoạt động ngoại khoá là gì?
Hoạt động ngoại khoá là những hoạt động mà sinh viên tham gia bên ngoài chương trình học. Tức là bên cạnh việc học tập, thì sinh viên đại học có thể chọn lọc và tham gia rất nhiều hoạt động khác. Chẳng hạn như tham gia sinh hoạt trong các CLB/Đội/Nhóm, để cùng nhau tổ chức các cuộc thi, các sự kiện cho sinh viên. Hoặc sinh viên có thể trực tiếp tham gia các hoạt động tình nguyện, các cuộc thi, phong trào, hội thao, sự kiện, toạ đàm do trường, khoa, lớp tổ chức. Tất cả những điều đó chính là hoạt động ngoại khoá, nếu tích cực tham gia hoặc đạt thành tích cao trong các hoạt động này, thì đó chính là một trong những điểm nhấn giúp CV xin việc của bạn trở nên nổi bật hơn.
Tại sao bạn nên viết hoạt động ngoại khóa trong CV?
Với nhiều người tìm việc, đặc biệt là những sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm, hoạt động ngoại khóa được xem là mục cộng điểm rất lớn để nhà tuyển dụng có thể nhìn vào đó và thấy được sự năng động, nhiệt tình của bạn. Nếu bạn là ứng viên có kinh nghiệm thì việc ghi hoạt động ngoại khóa trong CV không quá quan trọng, tuy nhiên với những sinh viên mới ra trường thì khác.
Sinh viên ra trường thường không có nhiều thông tin trong kinh nghiệm làm việc, đây sẽ là điểm bất lợi khi họ ứng tuyển vào những doanh nghiệp lớn, những vị trí yêu cầu kinh nghiệm làm việc. Lúc này, những thông tin bên lề như hoạt động ngoại khóa, các kỹ năng trong CV, dự án tham gia trong CV, sở thích trong CV,… sẽ phát huy tác dụng quan trọng trong việc tạo ấn tượng, thu hút nhà tuyển dụng.
Những hoạt động ngoại khóa có thể đưa vào CV
– Hoạt động tình nguyện
Các sự kiện, chương trình tình nguyện là những hoạt động ngoại khóa tuyệt vời để đưa vào CV xin việc. Khi bạn tham gia hoặc tổ chức gây quỹ và các sự kiện cộng đồng khác, bạn sẽ phát triển kỹ năng lãnh đạo và làm việc nhóm. Bạn cũng thể hiện sự quan tâm và đam mê của mình với những đóng góp tích cực cho cộng đồng. Nếu bạn đã dành thời gian và nỗ lực đáng kể cho các hoạt động này, hãy tạo một phần riêng trong CV của bạn. Khi mô tả vị trí của bạn, hãy thêm một ký hiệu đặc biệt, chẳng hạn như “Trợ lý giám đốc – Tình nguyện viên”.
– Các nhóm sinh hoạt và câu lạc bộ
Những ứng viên từng tham gia vào các nhóm sinh hoạt chuyên môn hoặc câu lạc bộ trong trường đại học thường có kỹ năng giao tiếp tốt và có thể dễ dàng thích nghi, hòa đồng với văn hóa công ty. Là một ứng viên, bạn nên đề cập đến các thông tin này (nếu có) trong CV xin việc để giúp nhà tuyển dụng hiểu hơn về bạn với các đánh giá tích cực và tiềm năng và sự sẵn sàng tham gia của bạn.
– Các dự án đã tham gia
Hầu như mọi công việc đều yêu cầu kỹ năng viết và xử lý tình huống, thực hiện dự án cụ thể. Khi viết CV, bạn có thể liệt kê các bài báo, nghiên cứu khoa học, dự án trong trường đại học, v.v. mà bạn đã tham gia hoàn thành. Nếu danh sách này quá dài, hãy chỉ nói về những bài viết, nghiên cứu gần đây nhất.
Cần lưu ý điều gì khi viết hoạt động ngoại khóa trong CV
Hoạt động ngoại khóa không hoàn toàn khó viết như bạn tưởng tượng, tuy nhiên, để làm nổi bật mục này không phải dễ dàng vì nó chỉ chiếm một phần khá nhỏ trong CV xin việc của bạn. Để làm nổi bật hoạt động ngoại khóa trong CV bạn cần làm nổi bật chính những hoạt động của mình. Bên cạnh đó cũng phải lưu ý một số điều sau:
– Cố gắng viết hoạt động ngoại khóa đi kèm những số liệu cụ thể. Thông thường số liệu này sẽ là số liệu về sản lượng, số lượng thành tích, giải thưởng trong CV bạn đạt được trong hoạt động ngoại khóa mà mình tham gia đó. Chẳng hạn như tham gia hiến máu nhân đạo 2 lần vào năm 2019. Hay tham gia hoạt động thảo luận giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp đóng góp 7 ý kiến sáng tạo, …
– Phần này không được trang bị nhiều chỗ trống, chính vì thế mà bạn cần phải viết ngắn gọn, súc tích nhất để khoe được nhiều ưu điểm hơn.
– Chỉ nên đưa ra các hoạt động có sự liên quan mật thiết với công việc mà bạn ứng tuyển, tránh trường hợp viết quá nhiều vừa thừa thãi lại khiến nhà tuyển dụng nghi ngờ.