Phỏng vấn tuyển dụng là một cơ hội tuyệt vời để có cơ hội gia nhập vào một doanh nghiệp, tổ chức. Chính vì vậy, việc chuẩn bị và tự trả lời các câu hỏi phỏng vấn sẽ giúp ứng viên tự tin hơn khi bước vào vòng phỏng vấn quan trọng.
9. Tại sao bạn lại ứng tuyển vị trí này?
Lý do ứng tuyển vị trí là một trong các câu hỏi phỏng vấn thường gặp. Mục đích khi đưa ra câu hỏi trong list câu hỏi phỏng vấn là nhà tuyển dụng muốn biết ứng viên có tìm hiểu rõ về công việc đang ứng tuyển hay không.
Bạn đề cập đến kinh nghiệm ở một vị trí tương đương. Thể hiện đam mê và sự cầu tiến trong nghề nghiệp mà bạn đang theo đuổi. Cuối cùng, bạn hãy khẳng định năng lực của mình hoàn toàn phù hợp với vị trí đang ứng tuyển.
10. Bạn có ngại làm thêm giờ?
Các câu hỏi tuyển dụng về làm thêm giờ nđể đánh giá về tinh thần trách nhiệm của ứng viên. Vậy nên cách trả lời phỏng vấn xin việc chuyên nghiệp, ấn tượng cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Trình bày về việc bản thân đã có kinh nghiệm làm việc thêm giờ trước đây
- Đề cập khéo léo về chế độ và quyền lợi bạn từng được hưởng ở công ty cũ khi phải làm thêm giờ. Từ đó, bạn nhắc khéo nhà tuyển dụng chia sẻ về chính sách và quyền lợi được hưởng nếu làm thêm ngoài giờ.
- Khẳng định tinh thần trách nhiệm và thái độ của bản thân dù có “overtime” hay không vẫn sẽ đảm bảo tiến độ công việc.
11. Vì sao bạn nghỉ công ty cũ?
Đây là một trong các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn và có thể gây khó khăn cho bạn. Vì vậy, hãy đưa ra câu trả lời mà không ảnh hưởng gì đến kết quả phỏng vấn:
- Trường hợp bị sa thải: Hãy nói rõ nguyên nhân phạm lỗi và bài học của bản thân rút ra để tránh lặp lại sai lầm.
- Nếu tự nguyện nghỉ việc: Giải thích theo cách tích cực nhất. Ví dụ: Định hướng phát triển của công ty cũ không còn phù hợp; cơ hội để phát triển bản thân không cao, muốn tìm môi trường mới năng động hơn…
- Một số yếu tố khách quan như: “Muốn tìm việc gần nhà hơn, lương ở công ty cũ thấp”… vẫn có thể được chấp nhận được.
12. Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?
Để trả lời các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn này, bạn nên tìm hiểu trước về mức lương chung cho vị trí cũng như mức độ kinh nghiệm của mình. Từ đó, bạn sẽ dung hòa để đưa ra mức lương không quá cao nhưng không phải thấp, đủ để thấy được giá trị bản thân.
Ngoài mức lương, bạn nên trao đổi thẳng thắn về các quyền lợi bảo hiểm xã hội, phụ cấp xăng, ăn uống; chế độ nghỉ thai sản… rõ ràng và cụ thể. Bạn cũng nên hiểu rõ về lương gross net, cách tính lương gross sang net và ngược lại để deal được mức lương đúng với mong muốn của bản thân nhất.
13. Bạn mong muốn môi trường làm việc mới như thế nào?
Nhiều nhà tuyển dụng nói rằng, đây là câu hỏi phỏng vấn tốt nhất để biết được ứng viên có phù hợp với văn hóa công ty và yêu cầu công việc hay không. Để có câu trả lời hay nhất bạn nên tìm hiểu về nhà tuyển dụng trước buổi phỏng vấn. Làm như vậy không có nghĩa là bạn áp đặt những thông tin đó vào kỳ vọng của bản thân. Mà đây là cách giúp bạn đánh giá xem mình có phù hợp với văn hóa công ty hay không.
Bạn có thể tìm kiếm thông tin qua website của nhà tuyển dụng hoặc qua những người bạn quen biết. Nếu không tìm được, bạn có thể hỏi trực tiếp người phỏng vấn. Dựa trên những gì họ nói bạn hãy xác định mức độ phù hợp với văn hóa công ty và đưa ra câu trả lời thích hợp nhất.
14. Bạn mong đợi người quản lý của mình sẽ như thế nào?
Từ câu trả lời của bạn sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu được kỳ vọng mà bạn dành cho nhà quản lý, qua đó đánh giá mức độ phù hợp của bạn với nhà quản lý trực tiếp khi đi làm. Không cần trả lời các câu hỏi phỏng vấn này một cách quá chi tiết. Bạn có thể đề cập những phẩm chất mà nhà quản lý thường có ví dụ như tài lãnh đạo, truyền cảm hứng, giỏi chuyên môn…
15. Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?
Đừng quá căng thẳng về các câu hỏi phỏng vấn này, hãy thể hiện bản lĩnh tự tin của mình bằng câu trả lời dứt khoát của bạn. Hãy tìm hiểu trước về công ty trước khi phỏng vấn, đặt sẵn ra một số câu hỏi sẽ giúp cho nhà tuyển dụng biết được bạn đang quan tâm tới vị trí công việc ứng tuyển cũng như công ty họ. Bạn có thể đưa ra câu hỏi về mức lương, thời gian trả lương của công ty, các chế độ bảo hiểm, phúc lợi, quy trình làm việc, xin nghỉ phép, báo cáo công việc của công ty,…