Với một bản CV chuẩn, chắc chắn sẽ không thể thiếu mục trình độ học vấn. Tuy nhiên nếu chỉ viết đơn giản, bạn sẽ không gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng và cũng như thiếu nổi bật so với những ứng viên khác. Hãy cùng Dược Khoa tìm hiểu cách viết trình độ học vấn trong CV sao cho thu hút, ấn tượng nhé!
Trình độ học vấn trong CV là gì?
Trình độ học vấn trong CV là trình độ chuyên môn cao nhất của ứng viên có hoặc không liên quan đến công việc, vị trí đang tuyển dụng được thể hiện trong hồ sơ xin việc. Trình độ học vấn đóng vai trò quan trọng trong việc xem xét và nhận định trình độ của một người. Để từ đó, bạn có thể nhận định độ phù hợp với công việc và vị trí việc làm nhà tuyển dụng đang cần. Bên cạnh đó, thông qua trình độ học vấn mà người ta có thể đánh giá được trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa của một người. Do đó, các nhà tuyển dụng thường lưu ý đến mục trình độ học vấn trong CV xin việc của ứng viên.
Tại sao nên có phần trình độ học vấn trong CV?
Với ứng viên, nó thể hiện trình độ học tập, khả năng học hỏi và chuyên ngành phù hợp với yêu cầu công việc. Trình độ học vấn còn giúp ứng viên gây chú ý với nhà tuyển dụng thông qua những cấp bậc ấn tượng, đồng thời xác định mức độ phù hợp đối với công việc, vị trí đang tuyển dụng.
Với nhà tuyển dụng, trình độ học vấn giúp họ đánh giá năng lực học vấn, trình độ chuyên môn của ứng viên liệu có phù hợp với yêu cầu công việc hay không? Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng còn phần nào đánh giá được những tiềm năng mà ứng viên có thể đóng góp cho doanh nghiệp.
Lợi ích của việc trình bày trình độ học vấn
– Với ứng viên
- Giúp bạn có thể gây chú ý với những cấp bậc ấn tượng.
- Thể hiện trình độ học tập, khả năng học hỏi và chuyên ngành của bạn có sự liên quan đến yêu cầu công việc.
- Xác định được mức độ phù hợp của bạn với yêu cầu công việc từ nhà tuyển dụng.
– Với nhà tuyển dụng
- Xác định trình độ học vấn của ứng viên có phù hợp với yêu cầu công việc.
- Đánh giá chính xác năng lực học vấn, trình độ chuyên môn của ứng viên.
- Xem xét về những tiềm năng ứng viên có thể đóng góp cho doanh nghiệp.
Cách viết trình độ học vấn trong CV
Để nhà tuyển dụng nắm được trình độ học vấn và chuyên môn của bạn, phần nội dung trình độ học vấn cần đảm bảo đầy đủ những nội dung cơ bản như:
- Trình độ học vấn ở bậc cao nhất: Bạn nên ghi bậc học cao nhất hiện tại của mình để nhà tuyển dụng có cái nhìn rõ nhất về trình độ chuyên môn của bản thân đang ở mức độ nào, liệu có phù hợp với yêu cầu công việc mà họ đang cần hay không.
- Ghi rõ tên trường, chuyên ngành: Khi có nhiều trình độ chuyên môn, bạn nên trình bày rõ ràng thông tin về tên trường, chuyên ngành. Điều này không chỉ gây ấn tượng với nhà tuyển dụng về sự chuyên nghiệp mà còn giúp bản CV có độ tin cậy cao hơn.
- Liệt kê thành tích, giải thưởng đạt được: Đây là minh chứng rõ ràng cho năng lực và cũng là một lời khẳng định bạn là lựa chọn phù hợp cho công việc này. Hãy liệt kê những giải thưởng có liên quan đến vị trí công việc đang ứng tuyển để nhà tuyển dụng có những đánh giá khách quan nhất về tình độ của bạn.
- Cung cấp thông tin về điểm số trung bình: Điểm trung bình tốt nghiệp là minh chứng cho thành tích học tập của bạn. Vì thế, bạn hãy đưa chúng vào trong phần trình độ học vấn, điều này là rất cần thiết, đặc biệt là khi bạn chưa có kinh nghiệm.
- Sắp xếp theo đề mục rõ ràng: Cách viết trình độ học vấn trong CV xin việc theo thứ tự từ thông tin lớn (tên trường, chuyên ngành, bằng cấp đạt được) đến mục nhỏ hơn (thành tích, giải thưởng,…).
- Liệt kê thêm những khóa học ngắn gọn liên quan đến vị trí tuyển dụng để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng
Trình độ học vấn nên để trước hay sau mục kinh nghiệm?
Một CV xin việc có bố cục rõ ràng, khoa học sẽ được các nhà tuyển dụng đánh giá cao. Bởi nhìn vào đó, họ sẽ nhanh chóng nắm được các thông tin cần thiết. Thông thường, trong CV xin việc, các mục thông tin sẽ được trình bày theo thứ tự như sau: Thông tin cá nhân -> mục tiêu nghề nghiệp -> trình độ học vấn -> kinh nghiệm làm việc -> kỹ năng -> sở thích/hoạt động -> người tham chiếu. Tuy nhiên, tùy vào điểm mạnh yếu của bản thân mà bạn có thể sắp xếp lại thứ tự trên sao chu phù hợp và ấn tượng nhất.
Nếu là người đã có nhiều kinh nghiệm thì nên nêu kinh nghiệm làm việc trước rồi mới trình bày phần trình độ học vấn. Còn với sinh viên mới ra trường, những người chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc thực tiễn hoặc đã có nhiều kinh nghiệm nhưng không đúng với chuyên ngành mà nhà tuyển dụng đang đòi hỏi thì nên đưa trình độ học vấn trước mục kinh nghiệm việc làm.