Bạn vừa nhận được một lời mời phỏng vấn xin việc. Chúc mừng bạn! Tuy nhiên làm thế nào để ghi điểm với nhà tuyển dụng để buổi phỏng vấn xin việc thành công?
– Đừng ngồi xuống trước khi được mời
Đừng vội vàng ngồi ngay vào ghế khi người ta còn chưa mời bạn. Và một khi ngồi xuống thì hãy cố gắng giữ tư thế thẳng lưng và điềm đạm. Đừng e dè ngồi nép mình trên một mép ghế, hay để hai vai buông thõng và mắt cụp xuống không dám nhìn thẳng vào nhà tuyển dụng. Họ sẽ không bao giờ sẵn lòng giao việc cho những cấp dưới nhút nhát và thiếu tự tin.
– Lưu ý trong giao tiếp
Trong buổi phỏng vấn, bạn cần lưu tâm đến vấn đề giao tiếp một cách chuyên nghiệp và tích cực với nhà tuyển dụng. Bắt tay, giao tiếp bằng mắt (eye contact), ngôn ngữ cơ thể (body language),… là những yếu tố được để ý hàng đầu trong quá trình giao tiếp. Những điều này sẽ giúp họ đánh giá được bạn thế nào, thậm chí là khi bạn chưa bắt đầu buổi phỏng vấn.
Khi trò chuyện, bạn cần ngồi thẳng lưng, nhìn vào mắt của nhà tuyển dụng và tuyệt đối không bắt chéo chân, vì điều này có thể cho thấy sự không chắc chắn và lo sợ của bạn. Bạn cũng cần đặc biệt lưu ý đến việc tắt chuông điện thoại trước khi đến buổi phỏng vấn nhé.
– Thể hiện thái độ tôn trọng với bất kỳ ai bạn bắt gặp
Nhà tuyển dụng có thể xem xét thái độ của bạn đối với những người mà bạn bắt gặp trước, trong và sau khi cuộc phỏng vấn diễn ra.
– Không đặt câu hỏi hoặc đặt câu hỏi lệch trọng tâm
Hồ sơ của bạn có thể là một trong những hồ sơ sáng giá nhất. Tuy nhiên, luôn có một phần đặt câu hỏi ngược lại cho nhà tuyển dụng ở cuối buổi phỏng vấn, việc không có câu hỏi hoặc đặt những câu hỏi không liên quan sẽ khiến bạn bị đánh giá là thiếu tính chuẩn bị.
Bạn có thể chuẩn bị trước tầm 2 – 3 câu hỏi về vị trí của mình, phúc lợi, công ty,… Ví dụ, bạn có thể hỏi như sau: “Công việc này có cơ hội luân chuyển công tác tại các quốc gia khác không?”. Điều này sẽ cho thấy bạn thực sự mong muốn gắn bó và nghiêm túc với công việc này.
– Nói quá nhiều
Nhiều ứng viên cho rằng phải tận dụng thời gian của buổi phỏng vấn một cách tối đa để thể hiện bản thân bằng việc nói quá nhiều. Điều này là hoàn toàn không nên bởi tính chất của buổi phỏng vấn là cuộc đối thoại hai chiều, đôi bên cùng tìm hiểu nhau. Và việc nói quá nhiều có thể cho thấy cái tôi của bạn quá lớn hoặc bạn đang cố che giấu sự sợ hãi. Thay vì vậy, bạn cần bình tĩnh hơn, trả lời những câu hỏi của nhà tuyển dụng đúng trọng tâm, đủ ý.
– Phê phán quản lý ở công ty cũ
Thậm chí là khi bạn không có ấn tượng tốt về người sếp hay công ty cũ, điều đề cập một cách kém tích cực về họ cũng là một điều không nên. Chắc hẳn không nhà tuyển dụng nào sẽ mong muốn có một thành viên trong công ty sẽ nói xấu về mình khi nghỉ việc như thế.
Đây cũng là lý do vì sao bạn thường được hỏi về lý do tại sao nghỉ việc ở công ty cũ. Thay vì trình bày như trên, bạn hãy cho nhà tuyển dụng thấy mong muốn phát triển bản thân và sự hào hứng tiếp nhận những thử thách mới khi đến với công việc này.