Trước khi tính đến chuyện tạo ấn tượng cho nhà tuyển dụng, bạn cần đảm bảo rằng CV có đầy đủ các thông tin cần thiết. Vậy CV xin việc bao gồm những gì?
1. Thông tin cá nhân
Thông tin cá nhân bao gồm những thông tin nhận diện bạn giữa hàng ngàn ứng viên khác như: Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới thính, địa chỉ tạm trú, số điện thoại và Email liên lạc. Phần thông tin này thường đặt ở đầu tiên, trên cùng ở nơi dễ nhìn trong CV của bạn, để nhà tuyển dụng có thể dễ dàng tìm ra trong trường hợp muốn liên hệ đến bạn.
2. Mục tiêu nghề nghiệp
Định hướng nghề nghiệp chính là những đích đến lớn mang tính quyết định và ảnh hưởng rất nhiều tới sự nghiệp của bạn trong tương lai, cùng với nó là lộ trình, hướng đi để bạn thực hiện được mục tiêu của mình. Chính vì vậy, ở phần này, bạn nên trình bày những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn phù hợp với mục tiêu chung của công ty, đưa ra điều mà bạn thấy sẽ giúp ích cho công ty trong tương lai. Bất cứ một nhà tuyển dụng nào họ cũng quan tâm đến mục tiêu nghề nghiệp của bạn vì họ cần biết rằng bạn sẽ mang đến cho công ty điều gì sau khi vào làm. Trong phần này, bạn nên trình bày ngắn gọn, xúc tích, đi thẳng vào vấn đề và thể hiện bạn là người có tiềm năng, hoài bão và có chí tiến thủ.
3. Trình độ học vấn, chứng chỉ và giải thưởng
Bạn có thể lựa chọn và liệt kê những thông tin bao gồm: trường lớp Đại học, chuyên ngành, thời điểm nhập học và ra trường, điểm trung bình GPA cho toàn khóa học, điểm các chuyên ngành chính có liên quan tới vị trí ứng tuyển, thành tích khi tham gia nghiên cứu khoa học, đề án, khóa học thêm về kỹ năng, nghiệp vụ thì hãy thêm vào CV để tăng sự ấn tượng. Nếu có thêm khóa đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, hay chứng chỉ có liên quan các bạn ứng viên cũng nên cho vào nhé ví dụ như chứng chỉ tiếng Anh TOEFL, TOEIC, hay chứng chỉ tin học văn phòng, như vậy sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá cao hơn khả năng của bạn
.
4. Kinh nghiệm làm việc
Một đầu mục không thể thiếu trong CV xin việc là kinh nghiệm làm việc. Hầu hết nhà tuyển dụng hiện nay đều quan tâm đến phần kinh nghiệm làm việc của bạn. Lưu ý chỉ nên đưa những kinh nghiệm cùng ngành nghề hoặc có liên quan tới vị trí ứng tuyển, tránh ôm đồm, liệt kê nhiều thứ sẽ khiến CV xin việc của bạn dài dòng, không được đánh giá cao. Trong trường hợp bạn là sinh viên mới tốt nghiệp ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm thì bạn có thể thay thế bằng các hoạt động xã hội, việc làm thêm… mà những kỹ năng đó có liên quan tới vị trí tuyển dụng.
5. Kỹ năng liên quan
Dù bạn là sinh viên mới ra trường hay là người đã đi làm lâu năm, thì khi trong CV sẽ không thể bỏ qua những kỹ năng nổi bật nhằm thu hút sự ý của nhà tuyển dụng đối với hồ sơ xin việc của mình. Đó có thể là những kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ đã được học tập tại nhà trường, rèn luyện trong công việc và những kỹ năng mềm khác. Bạn nên chọn lọc chi tiết có ảnh hưởng tới vị trí công việc đang hướng tới.
6. Hoạt động ngoại khóa
Bạn liệt kê các hoạt động thiện nguyện, hoạt động cộng đồng, công tác học sinh sinh viên đã tham gia và đưa ra trách nhiệm, vai trò và thành tựu (nếu có) khi tham gia các hoạt động này. Bên cạnh đó, bạn có thể trình bày một số sở thích có liên quan tới vị trí ứng tuyển.
7. Sở thích
Nếu có mong muốn, nguyện vọng, đặc điểm tính cách hoặc sở thích gì, đừng ngần ngại thể hiện để nhà quản lý có thể hình dung phần nào về con người bạn. Đừng quá áp lực hoặc sao chép của người khác, cứ tự tin bộc lộ chính mình vì bạn là duy nhất. Ví dụ năng khiếu ca hát, làm người dẫn chương trình, hay ảo thuật…sẽ giúp bạn hòa nhập được với môi trường mới nhanh hơn, làm quen với mọi người, đặc biệt hiện nay các hoạt động văn hóa tinh thần ở các công ty khá được đẩy mạnh, đây cũng là một cách để bạn hòa nhập, thể hiện cá tính của mình.